Bài tham khảo QUẢN LÝ DỰƠC




Tham khảo Kiểm tra 1tiết QLD
  1. Học hết tất cả các bài đã hướng dẫn trên lớp.
  2. Bài Danh mục thuốc thiết yếu.
  2.1 Phạm vi ứng dụng.
  1. Khái niệm thuốc tối cần, thuốc chủ yếu.
  2. Phụ lục 2. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu.
            Iod 131 điều trị bệnh gì.
            Cesium gây bệnh gì.
  1. Danh mục thuốc chủ yếu.
            Tên, nội dung và số phụ lục.
             Ngày có hiệu lực của văn bản.
             Ban hành để làm gì.
  1. Thanh tra Dược.
            Điều 9, 13, 16, 17.
7.Công tác Dược bệnh viện.
7.1 Chức năng trọng tâm.
7.2 Nhiệm vụ: 1,2,3.
7. 3 Thực hiện qui chế: nội dung kiểm tra.
7.4 Tổ chức , biên chế.
7.5 Mục tiêu của thông tin thuốc, yêu cầu thực tế của nguồn thông tin thuốc, công tác chính trong quản lý chất lượng BV là gì.
8. Quản lý kinh tế dược.
8.1 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh.
8.2 Khái niệm doanh nghiệp.
8.3 Nghị quyết 46. Bộ Chính trị ngành dược chú trọng gì.
8.4 Chiến lược phát triển ngành Dược đến 2010. Mục tiêu cụ thể. Các giải pháp và chính sách chủ yếu.


Bài tham khảo
Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất thuốc được thu hẹp về số lượng để tập trung đầu tư về chiều sâu, nâng cấp nhằm thực hiện các quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
Các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, thu hút được nguồn vốn của xã hội, đề cao trách nhiệm người lao động và phát huy hiệu quả quản lý. Một số đơn vị mạnh dạn đầu tư sản xuất và đã có những doanh nghiệp đầu tư theo hướng thực hành nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm, một số đã đạt GMP, có sản phẩm tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy tỉ trọng doanh thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất thuốc hiện còn khiêm tốn, nhưng sẽ tăng nhanh khi các doanh nghiệp này hoàn thành quá trình đầu tư và đi vào sản xuất.
Nhìn chung, sản xuất thuốc trong nước phát triển mạnh trong thời kỳ qua với mức độ tăng trưởng đạt khoảng 15% mỗi năm. Lấy ví dụ, năm1995: 1035 tỉ đồng thì năm 2002: 3289 tỷ đồng và 2003 đã lên tới 3765 tỷ đồng. Chất lượng thuốc sản xuất trong nước ngày càng được nâng cao, mẫu mã ngày càng được cải tiến, chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú.
Số thuốc sản xuất trong nước được đăng ký ngày càng nhiều và đáng chú ý là số hoạt chất được đưa vào sản xuất ngày một tăng. Nếu như năm 1997, các thuốc sản xuất trong nước mới chỉ dựa trên 175 hoạt chất thì năm 2002 số hoạt chất được đưa vào sản xuất đã lên tới 384. Đến cuối tháng 6 năm 2003, đã có 40 doanh nghiệp được công nhận đạt GMP, ISO. Có doanh nghiệp còn mạnh dạn thuê các nhà quản lý và chuyên gia nước ngoài, đã đảm bảo được một số nguyên liệu cho sản xuất trong nước, như Artemisin, Amoxycillin, Ampicillin, vỏ nang rỗng... Lần đầu tiên Việt Nam có một nhà máy sản xuất kháng sinh bán tổng hợp Amoxycillin với quy mô khoảng 180 tấn/năm. Một số doanh nghiệp Dược đã chú trọng khai thác các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước, đáp ứng nhu cầu thuốc trong nước và xuất khẩu.v.v…
Tuy nhiên, ngành công nghiệp Dược Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của hội nhập, đòi hỏi phải khắc phục những nhược điểm, tồn tại sau:
Hầu hết các nguyên liệu sản xuất đều phải nhập khẩu. Năm 2002, nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ đạt giá trị 7 triệu USD so với gần 92 triệu USD nguyên liệu nhập khẩu (chiếm 7,08%). Do đó, sản xuất chịu ảnh hưởng bởi những biến động của các nước cung ứng. Một số nguyên liệu trong nước đã sản xuất được thì kém khả năng cạnh tranh so với nguyên liệu nhập ngoại, nên vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm v.v...
Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp. Ngành công nghiệp Dược vẫn dựa vào bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng sản xuất các thuốc mới công nghệ cao, chưa đầu tư tạo dựng thương hiệu. Dó đó sản phẩm thường trùng lặp, giá trị gia tăng thấp.
Máy móc, thiết bị sản xuất nhiều nguồn gốc, nhiều thế hệ, bên cạnh những dây chuyền, thiết bị mới, một số máy, thiết bị thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970, hiệu quả thấp, khó nâng cấp chất lượng sản phẩm. Đầu tư sản xuất ở từng doanh nghiệp còn mang tính tự phát, dàn trải, thiếu sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp và Hiệp hội sản xuất kinh doanh .
Đầu tư nước ngoài vào sản xuất thuốc chưa tương xứng với tiềm năng thị trường, kể cả về số dự án và vốn đầu tư, chưa thu hút được đầu tư vào các mục tiêu ưu tiên, chưa giữ chân được các hãng dược phẩm lớn trên thế giới.
Các doanh nghiệp Dược Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kém năng lực cạnh tranh, đặc biệt khả năng tổ chức marketing. Những yếu kém thể hiện trong việc tổ chức kênh phân phối sản phẩm, hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu, v.v... dẫn tới ngành Dược thiếu các nguồn lực bí quyết (know-how) lẫn kinh phí dành cho nghiên cứu.
Tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực quản lýlàm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ quốc tế. Các ngành công nghiệp đồng hành như công nghiêp Hoá chất, công nghiệp Hoá dầu, công nghệ sinh học... của nước ta chưa phát triển là một ảnh hưởng lớn mà ngành Dược không thể tự thân khắc phục được. Việc đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật để kế thừa và nâng cao giá trị sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền và thuốc sản xuất từ dược liệu thảo mộc còn hạn chế. Khắc phục tồn tại này càng khó khăn hơn khi công tác phát triển dược liệu không chỉ của riêng ngành Dược, mà còn liên quan và phụ thuộc vào nhiều bộ, ngành khác.
Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam (2004- 2010)
Từ nay đến năm 2010, chiến lược phát triển ngành Dược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/QĐ-TTG ngày 15/8/2002 có nêu: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội: mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12 - 15 USD/người/ năm”.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, xin kiến nghị ba nhóm giải pháp sau:
- Nhóm giải pháp về sản xuất:
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất nguyên liệu trong nước bằng các biện pháp bảo hộ sản xuất, cấp đất, miễn giảm thuế, có chính sách ưu đãi về vay vốn, chuyển lợi nhuận về nước v.v... Các chính sách cần được công bố và có sự đảm bảo của Nhà nước giúp các nhà đầu tư yên tâm.
- Đối với sản xuất nguyên liệu, Nhà nước ưu tiên cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu sản xuất nguyên liệu trong nước, như các đề tài liên quan đến ngành Sinh học, Dầu khí, Hoá chất, Dược liệu.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giúp các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
- ¦u tiên bố trí các cơ sở sản xuất nguyên liệu hoá dược ở vị trí có lợi thế về tiềm năng nguyên liệu, nhân lực, môi trường để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Không dàn trải mà tập trung đầu tư sản xuất nguyên liệu hoá dược mà nước ta có ưu thế như tận dụng quặng khoáng, nguyên liệu thảo dược. Nhập công nghệ, mua bí quyêt để đi thẳng vào công nghệ tiên tiến sản xuất nguyên liệu làm thuốc thay thế nhập khẩu.
- Có chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng và chế biến dược liệu. Đảm bảo cân đối giữa khai thác và tái tạo, bảo tồn, nuôi trồng và quy hoạch dược liệu. Đầu tư nuôi trồng và thu mua hợp lý, hình thành các vùng dược liệu tập trung các cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn, đảm bảo ổn định nguồn dược liệu cho sản xuất thuốc.
- Tiêu chuẩn hoá nguyên liệu sản xuất thuốc, đặc biệt là dược liệu, đảm bảo chất lượng ổn định và an toàn.
- Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển công tác nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, về dược liệu, phân tích kiểm nghiệm thuốc và công nghệ sinh học để tạo ra các thuốc mới. Xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về dược. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển mặt hàng nội địa, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng thuốc ngang tầm với khu vực và thế giới.
- Khuyến khích đầu tư và đảm bảo lộ trình thực hiện GMP, các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện đầu tư toàn bộ có thể đầu tư từng dây chuyền, thay thế dần các thiết bị cũ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Nhà nước cần hướng dẫn đầu tư, tránh tình trạng đầu tư trùng lặp. Cấc doanh nghiệp cần thông qua liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học để nâng cao kỹ thuật sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, sản xuất các thuốc kỹ thuật cao như thuốc tiêm dạng đông khô, thuốc tiêm dạng hỗn dịch, các thuốc giải phóng theo chương trình, v.v...
- Nhà nước xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sớm sửa đổi các luật lệ, qui chế, tiêu chuẩn dược phẩm hiện hành phù hợp với hội nhập khu vực và thế giới.
- Có chính sách về sản xuất theo hợp đồng. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết, khai thác công suất thiết bị và nhà máy.
- Cần tạo quĩ nghiên cứu và triển khai (R&D ), bao gồm quĩ hỗ trợ của Nhà nước, quĩ đầu tư của chính doanh nghiệp. Khuyến khích, tiến tới quy định bắt buộc tỷ lệ đầu tư cho R&D của doanh nghiệp phải đạt 3-5% trên doanh thu và cần được nâng cao hơn ở những năm tiếp theo. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư R&D có hiệu quả, như miễn giảm thuế, được để lại lợi nhuận để tái đầu tư.
- Thành lập cácTrung tâm thử nghiệm thuốc, nhằm giúp các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu sớm đưa các đề tài vào ứng dụng.
- Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành Dược với nguồn lực của các Bộ, ngành, các viện nhiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học khác để nghiên cứu về thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu về thuốc và nghiên cứu ứng dụng, có chính sách đãi ngộ thoả đáng để sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất và hoàn vốn.
Nhóm giải pháp về tài chính:
Nhà nước cho vay ưu đãi đầu tư sản xuất dược phẩm, nhằm phát triển một số doanh nghiệp chủ lực, đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, qua đó tăng cường vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đã tạo được sản phẩm xuất khẩu, nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ về tài chính, giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ Y tế kết hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, phối hợp sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi như vốn xoá đói giảm nghèo, vốn trồng rừng, vv... để hình thành và phát triển các vùng dược liệu tập trung.
Về thị trường trong nước, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá thương hiệu thuốc trong nước. Nhà nước có chính sách ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện, thuốc phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng nguồn ngân sách nhà nước và thuôc bảo hiểm y tế. Đối với thị trường nước ngoài, phải tranh thủ sự hỗ trợ của Đại sứ quán, cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Bộ Y tế và các Bộ, Ngành có liên quan trong xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp dược thâm nhập thị trường.
Trong các nỗ lực để tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực dược nói chung, cần lưu ý đào tạo cán bộ cho ngành công nghiệp Dược. Trong đó đào tạo cán bộ nghiên cứu có trình độ cao về bào chế, hoá dược, kháng sinh, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý - điều hành.
- Liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Dược với Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Bách khoa để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu hoá dược. Tuyển dụng các kỹ sư, cử nhân được đào tạo về hoá dược, hoá phân tích và vi sinh làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc.
.- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm chủ động dành quỹ đào tạo và cùng tham gia đào tạo. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp trong công tác đào tạo, tiến tới thực hiện các đề tài, luận văn tốt nghiệp do các doanh nghiệp đặt hàng cho nhà trường đào tạo sinh viên, nghiên cứu sinh, ứng dụng đề tài vào sản xuất.
Nhóm các giải pháp về tổ chức:
Sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, gắn quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp với công tác cổ phần hoá. Thực hiện “Đề án tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Y tế” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Nâng cao tính tự chủ của các doanh nghiệp và trách nhiệm của người lao động trong các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn GMP, ISO...¦u tiên học bổng đào tạo tại nước ngoài cho dược sĩ đại học và sau đại học chuyên ngành công nghiệp Dược. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có
Tạo điều kiện để tăng cường năng lực của Hiệp hội các nhà sản xuất kinh doanh dược phẩm, giúp Hiệp hội làm tốt chức năng hiệp thương giữa các nhà sản xuất, phân công mặt hàng, tham gia về bình ổn giá v.v... tránh sản xuất chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất.
Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về dược ở trung ương và địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống quy chế về dược, ban hành Luật Dược, nhằm tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ cho doanh nghiệp hoạt động.
Phát triển công nghiệp Dược Việt Nam thành một ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành Dược theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Để phát triển công nghiệp Dược, Việt Nam cần có các giải pháp và chính sách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ, Ngành có liên quan và sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp và toàn Ngành./.



CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ THUỐC


Thuốc là một hàng hóa đặc biệt, là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân tâm thần nói riêng: Do vậy Khoa Dược phải bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu hợp lý về thuốc cho bệnh viện và tiến hành mọi hoạt động đảm bảo thuốc men cho người bệnh bao gồm: Cung ứng tốt, xuất nhập, cấp phát, tồn trữ, bảo đảm chất lượng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kinh tế.

I. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ THUỐC:

* Mục tiêu chung:
+ Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc.
+ Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

* Mục tiêu cụ thể:
- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, giá cả phù hợp.
- Ưu tiên thuốc thiết yếu, chú trọng thuốc cổ truyền.
- Phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.
- Bảo đảm chất lượng thuốc đến tay người bệnh.
- Nâng cao hiệu lực quản lý dược, hoàn chỉnh pháp luật, qui chế.
- Tổ chức lại ngành dược cho phù hợp với qui chế mới.
- Phát triển nhân lực, đào tạo chuyên môn.
- Đẩy mạnh NCKH về dược.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công tác dược.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ THUỐC:

1./ Danh mục thuốc bệnh viện: Chọn thuốc tốt cho bệnh nhân
+ Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện hàng năm.
+ Định kỳ 3 tháng 01 lần họp HĐ Thuốc & Điều trị tiến hành góp ý, xây dựng, sửa đổi danh mục cho phù hợp, loại bớt các thuốc đình chỉ, cấm lưu hành, độc hại cao …, bổ sung các thuốc tốt.
+ Định kỳ 6 tháng 01 lần tiến hành bổ sung danh mục trình Sở Y tế phê duyệt.
+ Các Bác sỹ trong bệnh viện không được kê đơn ngoài danh mục này.
+ Nếu có loại thuốc nào tốt, kinh tế thay thế thì Bác sĩ đề nghị HĐ Thuốc và Điều trị xét duyệt bổ sung vào danh mục, để có cơ sở pháp lý sử dụng.
+ Danh mục thuốc bệnh viện xây dựng trên cơ sở: Chọn thuốc tốt, giá cả phù hợp cho bệnh nhân và quỹ BHYT.

2./ Thuốc chủ yếu: không để bệnh nhân tự mua và BHYT
+ Thực hiện quyết định về danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế:
- Xây dựng lại danh mục thuốc chủ yếu cho phù hợp với bệnh viện.
- Khoa Dược phải cung ứng đầy đủ các thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu, không để bệnh nhân tự mua các mặt hàng thuốc mà danh mục thuốc chủ yếu đã qui định.
- Xây dựng danh mục BHYT để làm cở sở thanh toán BHYT cho bệnh nhân.

3./ Thuốc thiết yếu: phải đảm bảo đầy đủ
+ Thực hiện chính sách thuốc thiết yếu của Bộ Y tế:
- Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu cho phù hợp với bệnh viện vào đầu mỗi năm. (danh mục này phải nằm trong danh mục thuốc chủ yếu, nói cách khác là danh mục con của thuốc chủ yếu).
- Phải đảm bảo đủ thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu này nhằm đảm bảo tối thiểu về mặt chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

4./ Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế: là một vấn đề tâm điểm
+ Phải thường xuyên giám sát công tác cung ứng thuốc (Chỉ đạo Hội đồng kiểm nhập thuốc) hàng tháng. Quan tâm đến hiệu quả kinh tế của thuốc, so sánh các thuốc cùng có tác dụng thuốc nhưng giá rẻ hơn.
+ Hàng quý giám sát quy chế kê đơn, quy chế hồ sơ bênh án, quy chế sử dụng thuốc và các quy chế khoa dược.
+ Công tác bình bệnh án, bình đơn thuốc cũng được tiến hành thường xuyên, định kỳ mỗi tháng 01 lần, luân phiên các khoa.
+ Xây dựng các phác đồ điều trị để định hướng công tác KCB trong BV.

5./ Đảm bảo chất lượng thuốc: để phục vụ tốt cho công tác KCB
+ Khoa Dược phải duy trì báo cáo hạn dùng của thuốc cho lãnh đạo bệnh viện 01 tháng 01 lần vào cuối mỗi tháng.
+ Mỗi quý Khoa Dược phải tiến hành kiểm kê thuốc, ngoài chú ý đến số lượng thuốc, phải chú ý đến chất lượng thuốc.
+ Hội đồng kiểm nhập thuốc đặt kiểm nhập chất lượng thuốc hàng đầu.

6./ Đào tạo nhân lực: thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức y học
+ Thường xuyên cung cấp kiến thức sử dụng thuốc cho Bác sỹ, Dược sỹ, Điều dưỡng trong bệnh viện, qua các buổi sinh hoạt khoa học, họp Y, Bác sỹ, Họp HĐ thuốc và Điều trị.
+ Thông tin kịp thời thuốc mới sản xuất, thuốc mới đưa vào sử dụng tại BV cho đội ngũ tham gia công tác điều trị.
+ Tham mưu cho BLĐ bệnh viện, phòng TC-HC về công tác đào tạo.
+ Tăng cường học tập kiến thức dược kâm sàng

7./ Thông tin về thuốc: phải kịp thời, thường xuyên, thông tin có chọn lọc
+ Hàng tháng HĐT&ĐT phải thực hiện thông tin về thuốc.
+ Nội dung thông tin bao gồm:
- Thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc mới.
- Thông tin về thuốc.
- Tương tác thuốc.
- Thông báo ADR của thuốc….
+ Hình thức thông tin thuốc:
- Văn bản.
- Thông báo qua giao ban.
- Viết trên bản tin.
- Trên phát thanh bệnh viện.
- Tư vấn trực tiếp cho đội ngũ điều trị.
- Trong các buổi sinh hoạt khoa học….

8./ Thực hiện dược lâm sàng: là công tác mới cần triển khai
- Hàng tháng Khoa Dược phải tiến hành kiểm tra dược chính tại các khoa Lâm sàng.
- Trực tiếp thăm hỏi bệnh nhân, tham gia trong HĐ chăm sóc toàn diện NB
- Tổ chức cấp phát thuốc đến tận khoa phòng sẽ tiến tới cấp phát thuốc đến từng bệnh nhân.
- Tư vấn cho bác sỹ điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể.
- Thông tin đến các bác sỹ kiến thức Dược lâm sàng, các thông số về dược động học, dược lý học, sinh khả dụng của thuốc, chu kỳ bán hủy của thuốc …

9./ Tăng cường công tác quản lý dược: biện pháp tăng cao tính an toàn
+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược.
+ Giám sát việc thực hiện các thông tư quản lý:
- Quản lý thuốc gây nghiện. (số 10/2010/TT-BYT).
- Quản lý thuốc hướng thần (số 11/2010/TT-BYT).
- Quy chế kê đơn & bán thuốc theo đơn
+ Kiểm tra dược chính các khoa phòng hàng tháng.
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế (HĐ Thuốc & ĐT) hàng quý.

10./ NCKH, hợp tác trong và ngoài nước:
* Tăng cường công tác NCKH, chú trọng các nghiên cứu các vấn đề:
- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Kế hoạch cung ứng thuốc theo mô hình bệnh tật của bệnh viện.
- Thử tác dụng thuốc mới, áp dụng điều trị thử các thuốc chưa có kinh nghiệm sử dụng.
- Dược lý lâm sàng của các loại thuốc.
- Kinh nghiệm điều trị rút ra từ thực tiễn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cây thuốc nam trị ung thư