Bệnh lý nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là gì ?
Nhồi máu cơ tim là thuật ngữ mà người ta dùng để chỉ cho tình trạng bị nghẽn đột ngột mạch vành. Ðiều này trong y khoa gọi là" tắt mạch vành" có thể dẫn đến tử vong nhưng đa số là còn sống. Tử vong có thể xảy ra khi sự tắt nghẽn gây ra rối loạn nhịp tim hoặc tổn thương cơ tim lan rộng. Trong cả 2 trường hợp này thì cơ tim đều không còn đủ khả năng bơm máu cung cấp oxi cho não và những cơ quan khác.
Ða số trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ở ngưòi có tình trạng bịnh lý mạch vành ( xơ vữa mạch vành ). Vì thế bài này sẽ giúp ôn lại hình ảnh cấu trúc mạch vành bình thường ,cấu trúc mạch vành bất thường trong xơ vữa động mạch và ảnh hưởng của những bất thường này trên tim.
Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim là gì ?
Việc vỡ mãng xơ vữa trong mạch vành là sự kiện sinh bịnh đầu tiên trong nhồi máu cơ tim. Khi mãng xơ vữa vỡ ra, cục máu đông bất thình lình hình thành trong động mạch ở chỗ mãng xơ vữa bị vỡ. Chảy máu thường kèm theo với vỡ mãng xơ vữa. Rồi thì cục máu đông làm tắt động mạch vành và giảm tốc độ máu đến tim. Hậu quả của những biến cố này ở mạch vành là vấn đề cơ bản của trên 75% người bị nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là:
- Đau ngực: với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5–15 phút (khác về thời hạn và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ.
- Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái.
- Các triệu chứng phụ như: vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.
Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc chẳng hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng – thấy nhiều trong các bệnh nhân đái tháo đường), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ …
Cấp cứu
Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực[2] cần được điều trị trong phòng cấp cứu.
- Dưỡng khí oxygen
- Điện tâm đồ
- Aspirin: thuốc này có cộng dụng làm loãng máu và làm giảm sự tăng trưởng của cục máu đông.
- Glyceryl trinitrate: thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân – có nhiều tác dụng: làm thư giãn mạch máu (tăng đường kính mạch máu dễ cho máu đi qua chỗ nghẽn, giảm lượng máu trở về tim phải (bớt công việc cho tim – preload), giảm huyết áp (dễ cho tim thất trái bơm máu ra – afterload)
- Chống đau: morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi (giảm adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)
- Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.[3]
Làm thông động mạch vành tim
- Thuốc làm tan cục máu đông (thrombolysis)
- Thò ống thông vào động mạch vành tim, làm nông mạch, phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa, đồng thời có thể nhét ống căng mạch (cardiac catherization & angioplasty +/- stent).
Giải phẫu ghép động mạch tim
Giải phẫu ghép động mạch vành tim.
Mục đích của phẫu thuật này tiếp tế máu cho phần tim đang bị khủng hoảng do động mạch khu vực bị nghẽn
Tĩnh mạch từ chân bệnh nhân được cắt lấy và đem lên nối từ động mạch chủ vào phần động mạch phía sau khúc bị nghẽn.[4]
Theo dõi
Sau khi qua giai đoạn hiểm nghèo ban đầu của nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần nằm một thời gian (2–3 ngày) trong đơn vị điều trị tim hoặc đơn vị điều trị tăng cấp đề phòng để chữa kịp thời những biến chứng như loạn nhịp tim.
Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động quá sức (thí dụ giao hợp) khoảng một vài tháng. Nhiều địa phương cấm lái xe vài tuần.
Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm.
Phòng ngừa biến chứng khác
Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim lần nữa và những bệnh tương tự như tai biến mạch máu não.
Nhận xét
Đăng nhận xét